Quyết
định này quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai phục vụ hoạt
động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam. Áp dụng đối
với các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân hoạt động dự báo, cảnh báo
và truyền tin về thiên tai; các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến dự
báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai.
Theo đó, Các loại thiên tai được dự báo, cảnh
báo và truyền tin gồm:
1. Bão,
áp thấp nhiệt đới hoạt động trên vùng biển phía Tây kinh tuyến 120° Đông, phía
Bắc vĩ tuyến 05° Bắc và phía Nam vĩ tuyến 23° Bắc (sau đây gọi là Biển Đông,
Phụ lục I Quyết định này) và trên đất liền lãnh thổ Việt Nam; nước dâng do áp
thấp nhiệt đới, bão trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Bão,
áp thấp nhiệt đới hoạt động ngoài khu vực Biển Đông, nhưng có khả năng di
chuyển vào Biển Đông trong khoảng 24 đến 48 giờ tới.
3. Mưa
lớn xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam; lũ trên các sông thuộc lãnh thổ Việt Nam và
các sông liên quốc gia liên quan (Phụ lục II, Phụ lục III Quyết định này); ngập
lụt, lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên lãnh thổ Việt Nam.
4. Nắng
nóng, hạn hán và xâm nhập mặn trên lãnh thổ Việt Nam.
5. Động
đất có độ lớn (M) bằng hoặc lớn hơn 3,5 (theo thang Richter hoặc tương đương)
ảnh hưởng đến Việt Nam.
6. Động
đất có độ lớn trên 6,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) xảy ra trên biển
có khả năng gây ra sóng thần ảnh hưởng đến Việt Nam.
7.Sóng
thần xảy ra do động đất ở vùng biển xa, có khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam.
8. Các thiên tai lốc, sét, mưa đá, rét hại, sương
muối, sương mù, gió mạnh trên biển, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước
dâng không do áp thấp nhiệt đới, bão và các loại thiên tai khác xảy ra trên
lãnh thổ Việt Nam.
Thông
tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2020 và thay thế Quyết định
số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về
dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai.