Thông
tư quy định, người nộp phí là cơ quan, tổ chức, cá nhân (bao gồm cả hộ gia
đình) đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại giấy phép tài nguyên
nước và hành nghề khoan nước dưới đất. Người nộp phí thực hiện nộp phí thẩm định
khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại giấy phép. Phí
được nộp trực tiếp cho tổ chức thu hoặc nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách
mở tại Kho bạc Nhà nước của tổ chức thu phí.
Cục
Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là tổ chức thu phí
quy định tại Thông tư này.
Tổ
chức thu phí phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.
Nguồn
chi phí trang trải cho hoạt động thẩm định, thu phí do ngân sách nhà nước bố
trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước
theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí
hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số
120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí được trích để lại 50% trên tổng
số tiền phí thẩm định thực thu được để chi cho hoạt động thẩm định, thu phí và
nộp 50% vào ngân sách nhà nước, số tiền phí được để lại được quản lý và sử dụng
theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP; trong đó, các khoản chi
khác liên quan đến thẩm định, thu phí bao gồm cả: Chi phí kiểm tra tại cơ sở và
tổ chức họp hội đồng thẩm định (như chi hội nghị, khảo sát, lấy ý kiến, nhận
xét, báo cáo thẩm định).
Thông
tư này thay thế Thông tư số 270/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí
thẩm định cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xả thải vào nguồn
nước và hành nghề khoan nước dưới đất do cơ quan trung ương thực hiện.
Thông
tư có hiệu lực thi hành từ ngày 25/02/2022.