Ảnh minh họa: https://baochinhphu.vn/
Theo
đó, mục tiêu chung của Đề án là tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc
gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ về nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong việc chấp hành pháp luật về đa dạng sinh học, góp phần bảo tồn hệ sinh
thái, hệ động vật, thực vật, nguồn gen...
Hoàn
thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm và các hành vi vi
phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học; đảm bảo
tính thống nhất, hiệu quả và phù hợp với các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc
tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Mục
tiêu cụ thể đến năm 2030 là đổi mới hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận
thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về bảo vệ, bảo tồn
các loài động vật, thực vật hoang dã, nhất là các loài động vật, thực vật hoang
dã nhóm IA, IIA, IB, IIB và thuộc Phụ lục I Công ước CITES. Chú trọng đối tượng
tuyên truyền là người dân ở khu bảo tồn, vùng đất ngập nước, tuyến di cư và
điểm đến của các loài chim hoang dã. Đưa chuyên đề bảo vệ đa dạng sinh học
thành hoạt động truyền thông thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại
chúng và giáo dục tại các nhà trường.
Phấn
đấu 100% cán bộ chuyên trách trực tiếp thực hiện công tác phòng, chống tội phạm
và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng
sinh học được đào tạo, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ chuyên sâu. Xây dựng, củng
cố đội ngũ giám định viên và cán bộ làm công tác định giá trong lĩnh vực này
đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm và các
hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh
học.
Tăng
cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật cần thiết
phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên
quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học. Tập trung đầu tư xây dựng hệ
thống kiểm định, phân tích, xử lý thông tin hiện đại phục vụ công tác phòng
ngừa, phát hiện, điều tra tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên
quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
Bên
cạnh đó, Đề án được thực hiện trên phạm vi toàn quốc cho các hệ sinh thái (trên
cạn, đất ngập nước, rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển), loài hoang dã
nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; loài bị đe dọa, loài đặc hữu; loài
ngoại lai xâm hại; nguồn gen.
Đối
tượng gồm các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động liên quan đến
quản lý, bảo tồn, sử dụng hệ sinh thái (trên cạn, đất ngập nước, rừng ngập mặn,
rạn san hô, thảm cỏ biển), loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo
vệ; loài bị đe dọa, loài đặc hữu; loài ngoại lai xâm hại; nguồn gen...
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, Quyết định nêu rõ 05
nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm bao gồm:
Một là,
Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
việc chấp hành pháp luật về đa dạng sinh học: Tổ chức quán triệt, phổ biến các
văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong chấp hành pháp luật về đa dạng sinh học; nghiên
cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế về bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học; đề cao
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững
đa dạng sinh học.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên sâu cho các lực lượng có chức năng liên quan đến quản lý, bảo tồn đa
dạng sinh học; tập trung trang bị kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về bảo vệ đa
dạng sinh học cho người dân, nhất là người có uy tín trong xã hội và đội ngũ
hướng dẫn viên du lịch để làm hạt nhân tuyên truyền đến mọi tầng lớp xã hội…
Hai là,
Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật
có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học: Các bộ, ngành theo
chức năng, nhiệm vụ tiến hành rà soát, tổng kết việc thi hành các văn bản quy
phạm pháp luật về xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan
đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; khẩn trương xây dựng Quy chế phối hợp liên
ngành trong xử lý vi phạm hành chính về đa dạng sinh học. Thời gian thực hiện:
Hoàn thành trong quý IV năm 2023.
Ba là,
Tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có
liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học: Chủ động nắm chắc tình
hình tội phạm và các vi phạm pháp luật có liên quan đến đa dạng sinh học trên
các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm; kịp thời phát hiện, xử lý hành vi vi
phạm pháp luật, làm rõ nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, các hành vi
vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học để áp
dụng các biện pháp khắc phục và phòng ngừa… Thời gian thực hiện: Đến năm 2030.
Bốn là,
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết
bị, phương tiện, kỹ thuật phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi
vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
Ưu tiên bố trí nhân lực, từng bước đầu tư trang thiết
bị, phương tiện, kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và
các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng
sinh học. Xây dựng trung tâm xử lý thông tin và cơ sở dữ liệu về tội phạm và
các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng
sinh học. Thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận các thông tin về các hành vi vi
phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học… Thời
gian thực hiện: Đến năm 2030.
Năm là, Mở
rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp
luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học: Mở rộng hợp tác
với các quốc gia và tổ chức quốc tế, nhất là các quốc gia có chung đường biên
giới, khối ASEAN để thu thập thông tin và phối hợp xử lý hiệu quả các hành vi
vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
Tăng cường đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế, thỏa
thuận quốc tế về phòng, chống tội phạm, trong đó có các tội phạm về buôn bán
động vật, thực vật hoang dã; thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các điều ước quốc
tế, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên… Thời gian thực hiện: Đến năm
2030.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.