Ảnh minh họa: WEBSITE HỘI ĐỒNG
PHỐI HỢP PBGDPL TỈNH CÀ MAU
Theo đó, Thông tư số 05/2021/TT-TTCP
quy định việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đối với đơn khiếu nại, đơn tố cáo,
đơn kiến nghị, phản ánh. Các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định
hành chính được tiếp nhận, xử lý theo quy định của Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2008 của
Chính phủ quy định về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ
chức về quy định hành chính không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Thông
tư này áp dụng đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,
doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị) và người
có thấm quyền trong cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc xử lý đơn và cơ quan, tố
chức, cá nhân có liên quan.
Việc
xử lý đơn phải bảo đảm tuân thủ pháp luật; nhanh chóng, kịp thời; rõ ràng, thống
nhất và tạo điều kiện thuận tiện cho công dân trong việc thực hiện các thủ tục
về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Đơn phải được gửi, chuyển đến đúng
cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể, đơn được tiếp
nhận để phân loại và xử lý từ các nguồn sau đây: đơn được gửi qua dịch vụ bưu
chính; đơn được gửi đến Trụ sở tiếp công dân, Ban tiếp công dân, địa điểm tiếp
công dân, bộ phận tiếp nhận đơn hoặc qua hộp thư góp ý của cơ quan, tổ chức,
đơn vị; Đơn do lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các cơ quan Đảng chuyển đến;
đơn do Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội,…chuyển
đến theo quy định của pháp luật.
Đơn
được phân loại căn cứ
vào nội dung trình bày trong đơn, mục đích, yêu cầu của người viết đơn, không
phụ thuộc vào tiêu đề của đơn; điều kiện xử lý; đơn thuộc thẩm quyền và đơn
không thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan tổ chức, đơn vị
mình; đơn theo số lượng người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, tố cáo;
theo thẩm quyền giải quyết.
Để
được xem xét, giải quyết nội dung đơn phải đủ điều kiện và đáp ứng các yêu cầu
sau đây:
-
Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt. Trường hợp đơn được viết bằng tiếng nước ngoài
thì phải kèm bản dịch được công chứng; Đơn được ghi rõ ngày, tháng, năm viết
đơn; họ, tên, địa chỉ của người viết đơn; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết
đơn;
-
Đơn khiếu nại ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội
dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu của
người khiếu nại;
-
Đơn tố cáo ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật
bị tố cáo; cách thức liên hệ với người tố cáo và các thông tin khác có liên
quan;
-
Đơn kiến nghị, phản ánh ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh;
-
Đơn không rõ họ tên, địa chỉ của người gửi đơn nhưng có nội dung tố cáo về hành
vi vi phạm pháp luật và nêu rõ người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu,
chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh
theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Tố cáo.
Bên
cạnh đó, đối với đơn không đủ điều kiện xử lý, đơn khiếu nại có quyết định giải
quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; đơn tố cáo đã có kết luận nội dung tố
cáo và quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật mà người tố cáo không
cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ mới thì sẽ lưu đơn trong thời hạn
01 năm. Hết
thời hạn nêu trên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định
việc tiêu hủy đơn theo quy định của pháp luật.
Thông
tư này có hiệu lực kể từ ngày 15
tháng 11 năm 2021 và
thay thế Thông tư 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014.