|
|
|
|
|
|
|

Núi cấm An Giang
|
* Đất cồn bãi :
Chủ yếu phân bố tại 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, một phần
nhỏ ở huyện Thoại Sơn (vùng Ba Thê). Tổng diện tích đất đồi núi ở An Giang khoảng
29.320 ha, chiếm 8,6% tổng diện tích đất của tỉnh. Được phân thành các loại :
|
|
* Đất sườn tích tại chổ :
Chủ yếu là đất phong hóa của đá gốc rồi trầm tích tại chỗ dọc theo
các sườn núi. Tùy theo địa hình dốc đứng hay lài mà có chiều dày sườn tích khác
nhau, nhưng thường không quá 5m. Đất phong hóa ở núi Cấm, núi Phú Cường, núi Tà
Pạ, núi Đất có bề dày tương đối giàu dinh dưỡng và thành phần cơ giới lớn, có tỷ
lệ giữa cát và sét tương đối thấp từ 1,25-1,8. Ngược lại đất sườn tích của các núi
có cấu tạo đá granitoit thường nghèo dinh dưỡng , tỷ lệ cát và sét từ 2,5-2,8, thường
cát chiếm từ 68-70%. Loại này phân bố khá nhiều ở các núi Cô Tô, núi Dài nhỏ, núi
Trà Sư, núi Bà Đội, núi Két..
|

Ruộng lúa An giang
|
* Đất yếm phù sa :
Đất yếm phù sa thường có tỷ lệ sét kao lin ít. Loại đất này phân
bố thành vành đai thấp chạy dài từ chân đồi Tức Dụp đến Ba Chúc, Lê Trì (Tri
Tôn).Thành phần chủ yếu là sét, sét pha, với hàm lượng chất hữu cơ thường cao.
|
|
* Đất thềm cao :
Là loại đất cát, phân bố quanh chân núi mà người dân gọi là đất “ruộng
trên”, phân bố chủ yếu thành dãy ruộng dọc theo chân núi Dài, núi Cấm và vành đai
xung quanh cụm núi Dài, núi Két, núi Trà Sư thuộc địa phận các xã Văn Giáo, Thới
Sơn, An Cư, Xuân Tô (Tịnh Biên) và các xã Châu Lăng, Núi Tô (Tri Tôn).
|
|
* Đất dọc theo các rãnh núi, khe núi :
Gồm cát, sạn sỏi bở rời từ trên núi do mưa lũ kéo xuống, tích lại
theo các rảnh núi, khe núi mà thành. Thông thường phân bố thành những thửa ruộng
bậc thang, càng xuống chân núi càng rộng. Đất chủ yếu là cát, có lẫn 1 ít chất hữu
cơ, phân bố ở các xã Lương Phi, Châu Lăng, Lê Trì (thung lũng giữa núi Cấm và núi
Dài), các xã An Cư, Nhơn Hưng, Văn Giáo (Tịnh Biên).
|
|
|