Toàn thể cán bộ công chức Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh An Giang cam kết: "Không ngừng cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính đơn giản, phù hợp luật định và tổ chức thực hiện đúng hạn, thân thiện với khách hàng"
  

   Khai thác đá chẻ thủ công

  Trên địa bàn tỉnh An Giang hiện có 03 nhóm khoáng sản chính, được phân bố như sau:

a) Nhóm vật liệu xây dựng:

Đá xây dựng: có nhiều chủng loại, bao gồm các loại đá trầm tích và magma, phân bố tại các khu vực núi Tà Pạ, Nam Qui, Phú Cường, Cô Tô, Trà Sư.

- Loại đá granit ở An Giang có 02 nhóm: 

Nhóm sáng màu mịn hạt: phân bố ở núi Trà Sư, núi Két, núi Bà Đội (Tịnh Biên), núi Sập, núi Ba Thê nhỏ, núi Tượng, núi Chóc, núi Trọi (Thoại Sơn).

Nhóm sậm màu hạt thô: phân bố ở núi Cô Tô, núi Ba Thê.

Trữ lượng dự báo ước tính khoảng 11 triệu m3.

- Loại đá phun trào: ở khu vực phía Nam của núi Dài, núi Phú Cường, núi Sà Lôn và phía Nam núi Cấm.

  

   Khai thác cát trên sông

  - Cát xây dựng có 02 nhóm:

Cát núi: nằm theo triền hoặc trong các trũng giữa núi Cấm và núi Dài thuộc các xã An Cư, Thới Sơn.

Cát sông: Cát vàng phục vụ cho xây dựng ở Tân Châu (sông Tiền) đã nổi tiếng. Những bãi cát sông có khả năng khai thác xuất hiện trên sông Tiền và sông Hậu với tổng lượng khai thác hàng năm gần 2 triệu khối. Trên sông Tiền có 4 khu vực và sông Hậu có 8 khu vực.

   

- Đất sét gạch ngói: Các vùng đất nông nghiệp ở Châu Thành, Châu Phú đều thích hợp cho sản xuất gạch ngói. Đất có nguồn gốc từ phù sa sông hiện tại. Chỉ cần khai thác ở lớp đất bề mặt dày 0,2 - 0,3m là có thể đủ để cung cấp cho hơn 400 nhà máy sản xuất gạch ngói lớn nhỏ trong toàn tỉnh. Sau đó, chỉ trong vòng 2 - 3 mùa ngập lũ phù sa lại lấp đầy như cũ.

b) Nhóm vật liệu trang trí:

- Đá ốp lát: ở An Giang chủ yếu là các nhóm đá granite, granodiorite, rhyolite có nhiều màu sắc rất được ưa chuộng trong trang trí cao cấp.
Mỏ đá núi Cấm : chủ yếu nằm trên sườn Đông Nam núi Cấm, xen giữa dãy núi Cấm và núi Nam Qui.
 

- Đá aplite: được tìm thấy ở núi Sập và khu vực Bảy Núi.

- Than bùn: phân bố chủ yếu ở khu vực Bảy Núi thuộc 2 huyện Tịnh Biên, Tri Tôn.     Trữ lượng dự báo của các mỏ than bùn của tỉnh khoảng 7.632.430 tấn (cấp A + B + C1) và tổng tiềm năng là 16.886.730 tấn.

Có 2 loại than bùn khác biệt nhau: Than bùn dạng vỉa ở các mỏ Núi Tô, Tà Đảnh, Ba Chúc, và than bùn dạng dải theo các lòng sông cổ ở An Tức, Vĩnh Gia.

c) Vỏ sò:  

Đất sét cao-lanh An Giang chủ yếu tập trung ở vùng Bảy Núi do quá trình phong hóa của các đá mang khoáng này ở núi Cấm, núi Dài, núi Cô Tô, núi Nam Qui, núi Tà Pạ.

Đất sét bentonite : được tìm thấy tại xã Lê Trì huyện Tri Tôn, với trữ lượng khá lớn.

d) Đá quí và ngọc: Ở núi Nam Qui và núi Tà Pạ, thỉnh thoảng người dân địa phương nhặt được những viên đá quí lộ ra ở những đoạn đường trải đá núi, đó là các loại mã não, các cây hóa thạch.

Một số loại thạch anh ám khói, thạch anh tím được tìm thấy trong các mạch pecmatic ở Ba Thê, núi Két.

đ) Quặng kim loại:

Quặng molipden: còn ở núi Sam, núi Trà Sư, núi Két nhưng không nhiều.

Quặng mangan: Là lớp bột màu tím đỏ hoặc tím đen (MnO2), phân bố ở Tà Lọt.

e) Nước khoáng thiên nhiên:

 Dọc theo trục đứt gãy phân cắt núi Phú Cường và núi Dài, núi Cấm và núi Dài hình thành nơi thung lũng Ô Tà Sóc (Tri Tôn) có 6 điểm lộ nước khoáng: núi Cậu, An Cư - nằm về phía Bắc núi Phú Cường, Soài Chết, Suối Vàng, Sà Lôn và Tà Pạ. Tại các điểm này, nước có tổng độ khoáng hóa từ 500mg/l đến 2.750mg/l.

Hệ thống thứ hai nằm dọc theo trục đứt gãy chia cắt núi Két và núi Dài (dọc theo trục tỉnh lộ Nhà Bàn-Tri Tôn).

g) Diatomite: Ở An Giang, diatomite được phát hiện ở Lê Trì (Tri Tôn) nằm cách mặt đất từ 1,8-2,2m. Bề dày bình quân khoảng 1,7-2m, trữ lượng dự báo khoảng từ 800.000 đến 1.000.000 tấn.


Công bố kết quả quan trắc chất lượng nước mặt liên tục đợt 2 tháng 5 năm 2023
Triển khai thực hiện Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ
Thống nhất nhận thức chung về sự khác nhau giữa CNTT và chuyển đổi số
Công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt
Phê duyệt danh mục kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp năm 2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường
Công bố đơn vị được chọn để cấp giấy phép thăm dò khoáng sản khu vực trên sông Hậu thuộc phường Vĩnh Mỹ, thành phố Châu Đốc xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú và xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân
Xem thêm>
TIN VIDEO
Thống kê truy cập

Đang truy cập : 45

Lượt truy cập : 5079735

Cơ quan quản lý : Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang
Địa chỉ liên hệ: 837 Trần Hưng Đạo, P Bình Khánh, TP Long Xuyên, An Giang
Điện thoại : 02963.853709 - 02963.854940
Email : sotnmt@angiang.gov.vn - Hộp thư cộng tác

Chung nhan Tin Nhiem Mang